Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Giới thiệu về thương hiệu dịch thuật chuyên nghiệp tại Đà Nẵng: uy tín, tin cậy nhất

Dịch thuật chuyên nghiệp Đà Nẵng là đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch tại Đà Nẵng. Chúng tôi chuyên sâu vào hệ thống từ vựng cũng như văn phạm và nghiệp vụ của riêng một ngành cụ thể để giúp khách hàng vượt qua rao cản  ngôn ngữ. Trong đó, mức độ tập trung khác nhau của cùng một chuyên viên ngôn ngữ có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Đó là chưa kể đến những sản phẩm dưới mức tiêu chuẩn được thực hiện bởi những nhóm hoặc điểm dịch thuật tự do, thiếu kinh nghiệm và không đủ kỹ năng. Quan trọng hơn cả, mỗi một từ là một quyết định của người dịch thuật, mà quyết định của một người thì có thể đúng và rất có thể sai. Khả năng mắc lỗi tỉ lệ thuận với với số từ cần chuyển ngữ. Đó là những lý do cần phải có sự bảo đảm chặt chẽ về chất lượng. Nếu không có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Hiện có trên 60 loại tài liệu chính mà Công ty Dịch thuật Chuyên Nghiệp  có kinh nghiệm triển khai.

Hồ sơ thầu: Hồ sơ tổng thầu EPC, Hồ sơ mời thầu (Bidding document), hồ sơ dự thầu (Bids).

Xây dựng: Biện pháp thi công (Construction method), Kế hoạch tổng thể (Master plan) thiết kế cơ bản (Basic design), nghiên cứu địa chất công trình (Geological Engineering Survey), bản vẽ Autocad, Mathcad.

Kỹ thuật: Hướng dẫn sử dụng (Mannual), Chi tiết vận hành máy móc, Bản địa hóa (Localization).

Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm: Hợp đồng kinh tế (Economic contract), Quy tắc bảo hiểm (Wording), Các thông tư (Circular), Nghị định (Decree), Quyết định (Decision) của Bộ tài chính.

Du lịch, Khách sạn: Hướng dẫn du lịch, Đào tạo nghiệp vụ.

Y học: Các dự án y tế, Các thiết bị y tế (Medical equipment), Các văn bản, quy định của Bộ y tế.

Công nghệ thông tin: Phần mềm máy tính (Software), Bản địa hóa phần mềm (Localization).

Văn bản pháp quy: Luật (Law), Thông tư (Circular), Nghị định (Decree), Quyết định (Decision), Văn bản hướng dẫn luật  (Legal document) của Chính phủ, Nhà nước.

Quý khách hàng có nhu cầu dịch thuật tại Đà Nẵng, vui lòng liên hệ Công ty dịch thuật chuyên nghiệp

Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438

Email:info@dichthuatchuyennghiep.com.vn

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

WHO nói dịch viêm phổi chưa khẩn cấp toàn cầu

"Đừng nhầm lẫn, đây là trường hợp khẩn cấp ở Trung Quốc, nhưng chưa trở thành tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu", giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua cho biết, nói thêm rằng quyết định này "không phải dấu hiệu cho thấy WHO không cho rằng tình hình nghiêm trọng".

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 22/1. Ảnh: AFP.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 22/1. Ảnh: AFP .

Viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ cuối tháng 12/2019, khiến 25 người chết và khoảng 800 trường hợp mắc bệnh trên toàn cầu tính tới sáng 24/1. Dịch đã xuất hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Arab Saudi, Singapore và Việt Nam.

Giới chức y tế lo ngại tốc độ lây lan có thể gia tăng khi hàng trăm triệu người Trung Quốc đang di chuyển trong và ngoài nước nhân dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán, kéo dài từ ngày 24 đến 30/1.

Tuy nhiên, WHO cho biết vẫn "quá sớm" để coi đây là "tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế". Khi tình trạng này được công bố, các nước sẽ phải tăng cường phản ứng quốc tế nhằm đối phó dịch.

Chính quyền thành phố Vũ Hán, nơi 11 triệu người sinh sống, đã đình chỉ hầu hết phương tiện giao thông vào hôm qua. Thành phố Hoàng Cương và Ngạc Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc cũng phải phong tỏa vì dịch viêm phổi.

"Lịch sử y tế công cộng chưa từng có trường hợp phong tỏa tới 11 triệu người", Gauden Galea, đại diện của WHO tại Bắc Kinh, cho biết. Tuy nhiên, tổ chức chưa mở rộng khuyến cáo hạn chế di chuyển hoặc giao dịch.

Nguồn cơn của chủng virus mới được cho là từ động vật hoang dã trong chợ hải sản Huanan. Giới khoa học ban đầu phát hiện ADN của nCoV có thể do virus trong dơi bị đột biến trước khi lây sang người. Nhưng phân tích chi tiết hơn về trình tự của nCoV cho thấy loại virus này có thể đến từ rắn. Các triệu chứng bệnh bao gồm sốt, khó thở và ho. Hiện chưa có vắcxin cho loại virus có thể lây lan từ người sang người này.

Các nước có bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán tính đến ngày 23/1. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Các nước có bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Bấm Trung tâm dịch thuật vào ảnh để xem đầy đủ .

Ánh Ngọc (Theo Reuters )

Năm hết, Tết đến gửi lời chia tay xế cưng

Còn nhớ, ngay từ tấm bé tôi đã rất đam mê xe hơi. Quê tôi ở một vùng hẻo lánh của Đông Nam Bộ, trong những năm 1980-1990 rất ít có cơ hội nhìn thấy xe du lịch. Mỗi lần nhìn thấy một chiếc Lada hoặc UAZ hiếm hoi chạy qua là tôi dõi mắt theo cho đến khi không còn nhìn thấy gì sau lớp bụi đất đỏ mịt mù với một cảm giác đam mê khó cưỡng. Có lẽ đó cũng là lúc nhen nhóm ước mơ quá đỗi to lớn trong tôi vốn chỉ là một cậu bé 7X đời cuối rất đỗi tầm thường ở một vùng quê nghèo khó.

Lớn lên, đi học và lập nghiệp ở đất Sài Thành, sau nhiều năm "cày cuốc" cũng tạm gọi là chăm chỉ tôi đã có cơ hội sở hữu cho mình vài mẫu xe hơi phù hợp với khả năng. Qua các đời xe Hàn, Mỹ, Nhật và chiếc xe hiện tôi muốn kể là Camry 2.4G 2011 đã cùng tôi lăn bánh được hơn 100.000 km.

Xe của tôi không quá loè loẹt, hoa mỹ bằng cách trang trí nhiều đèn, nhiều màu sắc nhưng bù lại có được sự ổn định, bền bỉ và "đức tính" tiết kiệm thì miễn chê. Xe của tôi chỉ bảo dưỡng tại hãng, không có khái niệm garage ngoài (cầm hoá đơn bảo dưỡng 100.000 km ở Toyota Bến Thành với số tiền 2,6 triệu tôi không tin phải hỏi lại đồng chí cố vấn dịch vụ thân thiết cho chắc ăn). Dù đã cùng tôi vi vu khắp các cung đường ngang dọc nhưng chưa Trung tâm dịch thuật từng một lần "hờn dỗi" bất chợt, chưa từng một lần "mè nheo" trong ngần ấy năm.

Chuyến đi xa nhất cả hai cùng nhau trải qua là TP HCM - Quảng Trị - TP HCM đi theo cung đường Kon Tum qua đường mòn Hồ Chí Minh. Hai tài chạy liên tục không ngừng nghỉ trừ những lúc đổ xăng và ăn uống. Sau một tour đi liên tục về đến nhà đồng hồ báo hơn 2.000 km, cứ tưởng máy sẽ kêu to hơn nhưng tuyệt nhiên không, garanti vẫn nhỏ nhẹ êm đềm ở vòng tua 750 v/p như lúc ban đầu.

Về trang bị, mặc dù bị xem là "đồ cổ" nhưng từ 2011 xe đã có: chống bó cứng phanh; cân bằng điện tử; ổn định thân xe; hỗ trợ phanh khẩn cấp, cảm biến cảnh báo trước và sau xe, vô-lăng đã có tích hợp điều chỉnh Audio, điều hoà và đồng hồ taplo. Nói chung là rất thuận tiện, hơn hẳn trang bị trên Camry 2.0G 2020 (trừ phanh tay điện tử, giữ phanh tạm thời).

Về tiện nghi đã có: tự cụp-mở gương chiếu hậu khi lock-unlock cửa bằng điều khiển; tự lên - xuống bốn kính bằng điều khiển; mở khóa tự động bốn cửa xe khi về P; hộc lạnh đủ để bốn chai nước suối cho bốn người trên xe sử dụng chỉ cần mở máy lạnh khoảng 60 phút là nước đã mát, CD sáu đĩa tự thay đổi theo chế độ cài đặt; điều hoà tự động hai vùng vùng với ba dàn cửa gió mát nhanh và sâu...

Điểm đặc biệt yêu thích là ngoài tính năng chỉnh điện các ghế trước ra thì trên ghế phụ có sẵn nút điều chỉnh tiến - lùi, gập - ngả ghế. Đặc biệt hữu dụng khi đi cùng con nhỏ, khi chúng lên cơn buồn ngủ bất tử khỏi phải dừng xe để chỉnh ghế. Đây là tất cả trang bị nguyên bản theo xe nên sau thời gian chín năm sử dụng và mọi chức năng vẫn hoạt động hoàn toàn trơn tru không có bất kỳ trục trặc gì.

Về vận hành, với dung tích động cơ 2.4 và hộp số tự động năm cấp (trên diễn đàn thấy mấy bạn hay bảo bốn cấp, xin vui lòng kiểm tra lại) khiến cho chiếc xe vận hành ở mức độ vừa phải, rất êm đềm nếu để ở chế độ thường và một chút linh hoạt nếu để ở chế độ thể thao. Có lẽ với tôi bấy nhiêu đó là đã đủ, còn với đa số nhiều người có lẽ mức độ hưởng thụ và năng lực tài chính cao hơn nên họ sẵn sàng "ném đá" và chê bai kinh khủng khiếp.

Mặc dù vẫn đưa đón tôi và các con đi làm, đi học hàng ngày ổn định nhưng vì tuổi đã cao, sắp "rớt" đời đăng kiểm nên tôi phải bấm bụng tiễn "nàng" về dinh theo chồng mới, cũng xem như là phần thưởng cho mình sau một năm tất bật nhiều biến cố. Tết 2020 này có lẽ là cái Tết cuối cùng chúng tôi còn ở bên nhau với cung đường 200 km cùng hai nhóc tì "phá như giặc" về quê nội của chúng, dự kiến cuối quý một năm 2020 chúng tôi sẽ chia tay để đôi bên cùng tìm duyên mới. Vậy, tiếp theo sẽ chọn xe gì?

Vài dòng tâm sự xem như là kỷ kiệm ngọt ngào dành cho bà xã cũ yêu dấu để nhớ về cảm xúc những ngày cuối năm còn ở cùng nhau, dù sao thì cũng chúc "nàng" tìm được một người tử tế biết yêu thương và chăm sóc tận tình trong khoảng thời gian sắp tới vì em xứng đáng có được một tấm chồng tử tế.

Chúc tất cả độc giả một mùa xuân mới an vui và hạnh phúc.

(Còn tiếp)

Độc giả Minh Trần

'Không dọn dẹp, nấu nướng, thắp hương... không phải Tết'

Xung quanh câu chuyện " Tết bày vẽ, sĩ diện, hành xác " , nhiều độc giả VnExpress bày tỏ quan điểm cho rằng sự tất bật, hối hả chính là thứ làm nên không khí và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền:

Tôi thấy nhiều người nhìn Tết tiêu cực quá. Dọn dẹp nhà cửa thì lúc nào chẳng phải dọn, cớ gì cuối năm? Chẳng qua là làm đẹp thêm đón năm mới để tự bản thân cảm thấy hân hoan, vui vẻ hơn thôi. Chúc Tết mọi người cũng là một cách thức giao tiếp, hỏi thăm nhau, chia sẻ với nhau niềm vui. Có gì khó khăn đâu khi cả năm đi làm, Tết về gặp anh em bạn bè hàng xóm ngồi trò chuyện cùng nhau?

Nhà tôi vẫn thắp hương cho ông bà trọn vẹn cả ba ngày Tết, vô cùng nhẹ nhàng, vì đồ trong nhà luôn sẵn. Bạn coi đó như tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên nhà mình thôi. Còn nghỉ ngơi, có phải quanh năm ngày tháng không được nghỉ ngơi đâu? Mỗi tuần một ngày chủ nhật, mỗi năm bao nhiêu dịp nghỉ lễ đó thôi. Tôi thấy mọi người than phiền nhiều quá. Còn nếu không thích đón Tết cùng gia đình, làng xóm nữa thì cứ đóng cửa đi du lịch hoặc ngủ trong nhà cho nhanh.

Le HaiHau

Thật ra, cũng tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Tết trong mắt các bạn trẻ Trung tâm dịch thuật sẽ là mệt mỏi, không được nghỉ ngơi, đi du lịch. Nhưng Tết trong mắt người lớn tuổi thì đó là sự sum vầy vui vẻ, có việc để làm.

Tết như thế nào là tùy thuộc vào mỗi gia đình, không có ai ép buộc. Bản thân tôi luôn thích trang hoàng nhà cửa, làm vài món đặc trưng Tết... để nuôi dưỡng đời sống tinh thần và tạo kỷ niệm cho con cái. Ở châu Âu có rất nhiều lễ hội như lễ Halloween người dân trang trí bí đỏ, ánh sáng ma quái trước nhà, làm bánh, cùng nhau ăn uống, cha mẹ hóa trang cho con cái và cho chính mình rồi cùng con ra đường đi xin kẹo. Ngày Giáng Sinh, Phục Sinh và nhiều lễ khác, họ trang trí, nấu nướng, tụ họp ăn uống hơn ngày Tết của mình rất nhiều nhưng năm nào họ cũng thực hiện vui vẻ và mong ngóng đến lễ. Điều đó càng giúp đời sống tinh thần của họ thêm phong phú, gắn kết gia đình.

Còn nếu muốn du lịch, nghỉ ngơi thì họ đã có những ngày cuối tuần và kỳ nghỉ dài trong năm. Có lẽ, cuộc sống luôn mệt mỏi, áp lực, không có thời gian cho chính mình khiến nhiều người có suy nghĩ sợ Tết.

Nguoi xa lạ

Hương vị tết chính là những ngày từ 23-30 Tết, đây là những ngày chính yếu, tạo nên không khí Tết: nào là dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, mua sắm biếu Tết họ hàng, chú bác... Còn trong Tết thì cùng nhau qua lại thăm hỏi, lì xì, chúc nhau những câu tốt đẹp... Tóm lại, thật sự rất mệt nhưng vui và tràn đầy hương vị Tết Việt Nam.

Phap Thanh

Hồi còn nhỏ, ngày trước Tết, tôi lau dọn nhà cửa cùng gia đình, mệt nhưng vui, dọn dẹp nhà xong nhìn là thấy năm mới. Nhà tôi không nấu bánh chưng hay làm mứt vì không ai biết làm, nhưng qua hàng xóm phụ họ làm bánh mứt cũng vui lây. Bây giờ, vài ngày lại thuê người đến dọn nhà cho mình, còn bánh mứt thì cứ ra siêu thị mua, Tết chẳng thấy khác ngày thường.

Tui

Thứ nhất, dọn dẹp nhà dịp Tết là dịp cả gia đình có cơ hội chung tay vào làm việc nhà, việc này mang lại tiếng cười và niềm vui nhiều hơn.

Thứ hai, việc làm bánh tùy từng gia đình, bố mẹ tôi vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng hàng năm, tôi mong bố mẹ vẫn khỏe để gói bánh cho các cháu xem, khi chúng lớn hơn sẽ biết về truyền thống.

Thứ ba, một mâm cơm cúng trước khi ăn không có gì là nặng nhọc cả, chỉ cần các món ăn cho bữa đó, không cần bày vẽ.

Thứ tư, bánh kẹo, trà nước mời khách ngày Tết là lễ nghĩa, có gì mời đấy, tôi đến những nhà chỉ có chén trà với đĩa hướng dương cũng không thấy niềm vui giảm đi chút nào.

Thứ năm, đàn ông thì phải biết từ chối, cả dịp Tết thì cùng lắm chỉ có một lần tôi bị say do vui quá và về lăn ra ngủ, được cái chưa bao giờ bắt vợ con phải dọn dẹp hậu quả cả.

Vấn đề cuối cùng là Tết phải an toàn và không tệ nạn, uống rượu không lái xe.

Tết là dịp đoàn viên, gặp mặt, không khí Tết được tạo nên khi cả gia đình chung tay chuẩn bị cho Tết, khi gặp mặt bạn bè họ hàng để chúc nhau câu chúc năm mới. Với nhiều người, như bản thân tôi, Tết rất có ý nghĩa và thường có nhiều kỷ niệm vui với gia đình và bạn bè.

Namvfpx

Nhà tôi cũng bày biện, làm đủ thứ mà không hề thấy Tết khủng khiếp đến thế, ngược lại thấy vui vẻ và ý nghĩa hơn nhiều. Ngày thường chỉ có ba má ở nhà, Tết là dịp duy nhất trong năm có đầy đủ con cháu, dâu rể sum vầy.

Những việc mà nhiều người cảm thấy phiền phức như nấu bánh chưng, làm các loại mứt, làm bánh thuẩn, nấu nướng hàng ngày, mua hoa, tỉa cây, trang trí nhà cửa... với gia đình tôi lại thấy thích vì nó tạo nên không khí Tết. Tôi làm các loại bánh, mấy đứa cháu phụ, tôi chỉ dạy cho các cháu để các cháu sau này biết tự làm. Ba má trông nồi bánh chưng, bánh tét, dâu rể đi chợ cùng nhau nấu nướng... tiếng cười nói rộn rã suốt ngày.

Sáng mùng một, cả nhà tập trung lại ăn uống chuyện trò, chúc Tết, lì xì. Ai cũng có quyền ăn Tết theo cách của mình, miễn đừng phạm pháp. Tết đơn giản là tốt, nhưng đừng đánh mất luôn không khí Tết, truyền thống Tết bao đời nay.

Binhle

Thứ nhất, Tết phải có không khí. Dù cả năm quần quật đi làm, nhưng cuối năm tôi phải dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa trước Tết. Dù mệt mỏi, lu bu, đầu bù tóc rối, vợ chồng con tôi vẫn vui vẻ, cả nhà còn bật nhạc nghe bài nhạc Tết.

Thứ hai, làm mứt kẹo, gói bánh, mới biết Tết đến rồi.

Thứ ba, gia đình tôi chiều 30 Tết rước ông bà, nên vẫn giữ truyền thống cúng bái mỗi ngày từ mùng 1, 2, 3 và mùng 4 Tết tiễn ông bà là xong (ngày ba bữa sáng, trưa, chiều). Mỗi lần cúng là phải đủ món, đủ mâm. Kết quả là cả gia đình vẫn vui vẻ...

Tóm lại, tôi vẫn duy trì những giá trị mang tính tâm linh, cổ truyền tốt đẹp của dân tộc, của gia đình tôi. Thế mới là Tết.

Võ Lành

Ai làm gì là việc của họ, dù mệt xíu nhưng tôi cho con tôi biết ý nghĩa ngày Tết. Dọn dẹp để làm gì? Nấu nướng để làm gì? Mua quần áo mới... để làm gì? Dọn dẹp là sạch sẽ, mong điều mới mẻ năm mới. Nấu nướng để dâng lên tổ tiên, sau đó con cháu sum vầy bên mâm cơm ấm cúng.

Rất nhiều lý do để cho rằng cái gì cũng cần đơn giản, cái gì cũng nên bỏ, nhưng con cháu sau này không biết Tết là thế nào?

Thien dinh duc

Bạn đang ăn Tết, chơi Tết thế nào? Chia sẻ bài viết tại đây .

Việt Thành tổng hợp

Man Utd ngừng theo đuổi tuyển thủ Bồ Đào Nha

Sporting đòi 89 triệu USD cho Fernandes và CLB Bồ Đào Nha kỳ vọng vụ chuyển nhượng sẽ Trung tâm dịch thuật được hoàn tất cuối tháng 1. Tuy nhiên, mức giá này khiến Chủ tịch Man Utd Joel Glazer rút lui khỏi cuộc đua giành chữ ký của tiền vệ 25 tuổi, theo Goal .

Man Utd ngừng theo đuổi Fernandes - người được kỳ vọng sẽ giúp họ tăng cường sức mạnh ở hàng tiền vệ. Ảnh: Reuters.

Man Utd ngừng theo đuổi Fernandes - người được kỳ vọng sẽ giúp họ tăng cường sức mạnh ở hàng tiền vệ. Ảnh: Reuters .

Man Utd đề nghị mức giá 67 triệu USD, trong đó có 55,7 triệu USD trả trước. Nhưng Sporting nghi ngờ về tính khả thi của những điều khoản phụ. Theo đó, Man Utd sẽ trả thêm phí nếu Fernandes giành Quả Bóng Vàng hoặc đội chủ sân Old Trafford vô địch Ngoại hạng Anh.

Trong khi nhóm chuyển nhượng của Man Utd, gồm chuyên gia đàm phán Matt Judge, Phó Chủ tịch Ed Woodward, cùng sự hỗ trợ của "siêu cò" Jorge Mendes, đang cố gắng thương lượng, Joel Glazer xuất hiện và ra lệnh ngừng theo đuổi Fernandes.

Trước khi nhắm đến Fernandes, Man Utd thất bại trong việc theo đuổi mục tiêu số một của họ - tiền đạo Erling Braut Haaland. Haaland từ chối Man Utd và gia nhập Borussia Dortmund.

Sự can thiệp của ông chủ Glazer vào vụ chuyển nhượng Fernandes có thể là tín hiệu không tốt với Phó Chủ tịch Ed Woodward - người bị chỉ trích bởi sự thiếu hiệu quả trong khâu chuyển nhượng của Man Utd.

Woodward là người đưa HLV Ole Gunnar Solskjaer lên thay Jose Mourinho. Nhưng nếu Man Utd không thể giành vé dự Champions League mùa này, ông nhiều khả năng mất việc.

Duy Đoàn (theo Goal )

Viêm phổi Vũ Hán - bài kiểm tra với ông Tập

"SARS buộc cả nước phải chú ý đến cuộc sống của người dân", ông nói trong dịp kỷ niệm 10 năm khủng hoảng SARS nổ ra năm 2003. "Chúng ta đã đạt được tiến bộ lớn, nhưng bước chân của chúng ta vẫn rất chậm, đặc biệt là về mặt y tế".

Khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng khắp Trung Quốc và toàn cầu khiến 25 người tử vong, Trung Quốc đang phải đối mặt với bài kiểm tra về việc họ đã thay đổi thế nào kể từ năm 2003, cả về khả năng phản ứng của hệ thống y tế, lẫn cách chính phủ trung ương xử lý khủng hoảng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Macau tháng 12/2019. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Macau tháng 12/2019. Ảnh: Reuters .

Phát biểu trong tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu "dốc hết sức" để ngăn chặn sự lây lan của virus và điều trị cho những người nhiễm bệnh. Ông dường như muốn phát đi thông điệp rõ ràng: những sai lầm từ thời khủng hoảng SARS (Hội chứng hô hấp cấp Trung tâm dịch thuật tính nặng) sẽ không lặp lại.

Viêm phổi Vũ Hán là cuộc khủng hoảng mới nhất ông Tập đối mặt, khi ông còn đang "đau đầu" với nhiều vấn đề như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, biểu tình ở Hong Kong và vấn đề Đài Loan.

Ông Tập là lãnh đạo Trung Quốc tập trung nhiều quyền lực nhất vào tay mình kể từ thời Mao Trạch Đông. Mặc dù việc này mang lại cho ông sự kiểm soát to lớn, điều đó cũng có nghĩa mọi cuộc khủng hoảng là bài kiểm tra về khả năng lãnh đạo của ông.

Sau khi ông Tập đưa ra lời hiệu triệu, các nỗ lực kiểm soát virus đã được đẩy mạnh trên toàn quốc. Các cơ quan y tế yêu cầu phản ứng ở mức cao nhất, vốn thường được sử dụng để xử lý dịch hạch hoặc dịch tả. Ngày 23/1, thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân ở miền trung Trung Quốc, nơi khởi phát dịch, đã bị phong tỏa , các phương tiện công cộng bị cấm rời thành phố.

Dịch viêm phổi có thể là cơ hội của Trung Quốc để xua đi bóng ma SARS. Tuy nhiên, nó cũng có thể phơi bày rằng sau 17 năm, các lỗ hổng cơ bản vẫn tồn tại khi xử lý khủng hoảng và tình trạng này có thể dẫn đến nguy hiểm lớn hơn nhiều trong tương lai.

Trường hợp nhiễm SARS đầu tiên được xác định ở miền nam Trung Quốc vào tháng 11/2002. 8.000 người sau đó mắc bệnh trên toàn thế giới, phần lớn ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay cả khi căn bệnh lây lan rộng khắp tỉnh Quảng Đông, truyền thông Trung Quốc bị kiểm duyệt, bệnh nhân và người nhà bị ngăn nói về căn bệnh. Các quan chức hạ thấp mức nghiêm trọng của vấn đề vì không muốn gây tổn hại đến kinh tế và "ổn định xã hội" - những thước đo quan trọng để họ được thăng chức.

Cho đến khi Tưởng Ngạn Vĩnh, bác sĩ quân đội Trung Quốc về hưu, vạch trần việc che đậy này vào đầu năm 2003, phần lớn Trung Quốc và phần còn lại của thế giới mới nhận thức được mối nguy hiểm thực sự. Nhưng khi đó SARS đã lan rộng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố virus là "mối đe dọa toàn cầu" và những nỗ lực ngăn chặn lây lan được thúc đẩy trên toàn thế giới.

Trong những tháng sau đó, chính phủ Trung Quốc chính thức xin lỗi vì báo cáo chậm về dịch bệnh và bộ trưởng y tế nước này cùng thị trưởng Bắc Kinh bị cách chức.

Trong khủng hoảng hiện tại , Trung Quốc trên bề nổi có vẻ xử lý tốt hơn rất nhiều so với thời SARS. Giới chức ở Vũ Hán đã cảnh báo công chúng về loại virus mới vào giữa tháng 12, ngay sau khi các trường hợp đầu tiên được xác định. Tuyên bố của ông Tập 4 tuần sau đó thúc đẩy mạnh mẽ phản ứng của các địa phương và mức độ nguy hiểm của dịch bệnh được công khai.

Tuy nhiên, còn có một vấn đề ẩn đằng sau. Trung Quốc có câu thành ngữ "trời cao, hoàng đế ở xa". Mặc dù quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương, chính quyền địa phương không phải lúc nào cũng hành động như Bắc Kinh muốn. Các yêu cầu từ trung ương như xử lý tham nhũng, hạn chế ô nhiễm hay tăng tính minh bạch không phải lúc nào cũng được các tỉnh thành thực hiện nghiêm túc.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy các quan chức ở Vũ Hán đã hạ thấp nguy cơ của virus trong vài tuần, gây chậm trễ trong việc ngăn chặn lây lan. Mặc dù trường hợp đầu tiên được phát hiện vào ngày 8/12, phải đến ngày 14/1, các quan chức ở Vũ Hán mới đưa ra biện pháp kiểm tra tại nơi công cộng để phát hiện người nhiễm bệnh. Giữa khủng hoảng, một cuộc họp đảng lớn của tỉnh Hồ Bắc vẫn được tổ chức ở Vũ Hán và hơn 40.000 gia đình được mời tham dự một bữa tiệc trong nỗ lực lập kỷ lục thế giới.

Phát biểu với truyền thông nhà nước, các quan chức Vũ Hán nói rằng loại virus này khó có thể lây từ người sang người. Các quan chức trung ương ban đầu lặp lại đánh giá này: Vương Nghiễm Phát, người đứng đầu nhóm các nhà nghiên cứu được Bắc Kinh cử đi điều tra tình hình, ngày 11/1 nói rằng dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, chính ông sau đó bị chẩn đoán nhiễm virus.

Chính quyền Vũ Hán cũng cố gắng kiểm soát thảo luận về virus. Truyền thông nhà nước đưa tin cảnh sát bắt 8 người vào đầu tháng một vì phát tán "tin đồn" rằng virus có liên quan đến SARS. Cơ quan y tế sau đó xác nhận cả hai căn bệnh đều do virus thuộc chủng corona gây ra.

Ngay cả khi các nhà nghiên cứu ở Anh ước tính dịch bệnh lây lan có thể ảnh hưởng ít nhất 1.700 người, không có trường hợp mới nào được báo cáo ở Vũ Hán, mặc dù các ca nhiễm được phát hiện ở quốc gia khác. "Virus chỉ ảnh hưởng đến du khách nước ngoài thôi à?", một người hỏi một cách mỉa mai trên mạng xã hội.

Chỉ đến khi các thanh tra từ Bắc Kinh đánh giá tình hình thì báo động đúng mức mới được đưa. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước CCTV, Chung Nam Sơn xác nhận bệnh "lây truyền từ người sang người" và cảnh báo tỷ lệ lây nhiễm rất cao.

Các nước có bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán tính đến ngày 23/1. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Các nước có bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ .

Phát biểu với truyền thông nhà nước trong tuần này, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng thừa nhận cảnh báo của thành phố "không đủ".

Dù vấn đề này là do sự quan liêu hay che đậy có động cơ chính trị, sự chậm trễ đến vào thời điểm không thể tệ hơn: mùa "xuân vận" đang diễn ra, hàng trăm triệu người di chuyển khắp đất nước, chen chúc nhau trên các chuyến tàu, xe khách và máy bay để về quê vào dịp Tết.

Lệnh phong tỏa Vũ Hán không được đưa ra cho đến ngày 23/1, tức 29 Tết. Một người phụ nữ được chẩn đoán nhiễm virus ở Hàn Quốc cho biết cô từng đi khám ở Vũ Hán nhưng được cho ra về và được rời Trung Quốc.

Việc kiểm duyệt báo chí và internet ở Trung Quốc khiến thông tin được lan truyền chậm trễ, người dân chỉ có thể dựa vào các nguồn tin chính thức với hy vọng các quan chức sẽ công khai minh bạch.

Khi ông Tập ra tuyên bố "dốc toàn lực", động thái này được coi như "bật đèn xanh" để truyền thông Trung Quốc đưa tin về virus Vũ Hán. Các phóng viên nhanh chóng đến ổ dịch, Caixin và Beijing News đưa ra những bài viết chuyên sâu, một số trong đó phơi bày cách xử lý yếu kém của chính quyền địa phương. Viết trên WeChat từ Vũ Hán, phóng viên Caixin Gao Yu so sánh tình hình hiện giờ với khủng hoảng SARS, nói rằng "sự thiếu minh bạch, giám sát công khai và sự thật đã gây ra thiệt hại lớn cho an toàn công cộng".

Sau khủng hoảng SARS, Trung Quốc đã học được bài học là phải cởi mở, minh bạch về thông tin. Tuy nhiên, các chính sách của ông Tập như quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương, kiểm duyệt thông tin và chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt đã khiến nhiều địa phương e sợ khiến Bắc Kinh tức giận nên không dám công khai các thông tin tiêu cực.

Giống như câu thành ngữ, ông Tập "ở xa" chính quyền địa phương và không thể nhanh chóng nắm được thông tin. "Dịch bệnh Vũ Hán cho thấy chuyện gì xảy ra khi nước này phải dựa vào những thông tin bị cắt gọt, được từ từ báo cáo lên lãnh đạo cấp cao thì các biện pháp xử lý thỏa đáng mới được thực hiện", James Griffiths, nhà bình luận của CNN viết.

Phương Vũ (Theo CNN )

Săn cá niên dưới đáy sông

Bài tết 6: Săn cá niên dưới đáy sông
 
 
Bài tết 6: Săn cá niên dưới đáy sông

Bắt cá niên dưới sông Tranh. Video: Đắc Thành.

Chập tối mỗi ngày, anh Nguyễn Đức Hải, 39 tuổi, ở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, ăn bữa cơm tối xong thì bắt đầu công việc bắt cá niên dưới đáy sông. Cho đồ nghề vào balô, anh Hải chạy khoảng một km thì đến cầu Trà Tập, bắc qua sông Tranh - nơi có những ghềnh đá nước trong vắt, chảy xiết.

Đến bờ sông, anh Hải lấy đèn pin và một chiếc vợt gắn vào tấm lưới rộng hơn 20 cm. Nhúng kính Trung tâm dịch thuật lặn xuống nước, anh Hải lấy dầu gội đầu đánh bụi bẩn bám vào. "Cách làm này giúp kính trong suốt, khi xuống nước dễ quan sát nơi cá trú ngụ", anh giải thích.

Anh Hải lặn xuống đáy sông săn cá niên. Ảnh: Đắc Thành.

Anh Hải lặn xuống đáy sông săn cá niên. Ảnh: Đắc Thành.

Dòng sông Tranh bắt nguồn từ ngọn núi Ngọc Linh cao nhất miền Trung đổ về xuôi, gặp những bãi đá nhô lên tạo ra âm thanh róc rách. Anh Hải đeo kính lặn, miệng ngậm đèn pin, tay cầm vợt lặn sâu xuống đáy sông, để lại một đốm sáng lóe lên mặt nước.

Thấy con cá niên to hơn ngón chân cái, dài gần 10 cm, anh Hải dùng vợt khéo léo để cá nằm lọt vào lưới. "Bắt cá đòi hỏi thao tác phải nhẹ nhàng, nếu phát ra tiếng động lớn chúng chạy thoát rất nhanh", người thợ săn cá nói.

Cá nằm gọn trong vợt, anh Hải dùng tay nắm chặt rồi ngoi lên mặt nước thở. "Mỗi lần lặn xuống tôi nín hơi dài nhất khoảng một phút, tuy nhiên gặp những vũng nước xoáy thì 30 giây phải ngoi lên", anh Hải kể, cho hay có lúc gặp 2-3 con thì nhanh chóng lên thở rồi lặn xuống liền.

Thành quả sau một lần lặn là hai con cá niên. Ảnh: Đắc Thành.

Thành quả sau một lần lặn là hai con cá niên. Ảnh: Đắc Thành.

Giắt cá niên vào lưng quần, anh Hải giải thích lúc nào cũng mặc quần loại vải thun, xung quanh lưng quần để hơn 10 con cá rồi mới lên bờ.

Cá niên thường sống theo bầy đàn, tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc sông, suối đầu nguồn. Chúng sống nhiều nhất là những thác nước, nghềnh để ăn rêu bám trên đá. Ban ngày cá niên nhanh nhẹn, khôn khéo, rất khó bắt. Ban đêm cá di chuyển chậm nên mới bắt được.

Thịt cá niên trắng, thơm, không tanh, nhiều chất dinh dưỡng nên được chế biến làm món đặc sản của địa phương. Trong đó, phổ biến nhất là kho, nấu rau răm, nướng hoặc chiên giòn. "Đặc biệt nhất là ruột cá niên nấu với rau rừng, loại này có vị đắng của bộ mật và ruột, được nhiều người ưa thích", anh chia sẻ.

Lặn bắt cá trên sông Tranh thường xuyên, anh Hải thuộc nằm lòng những điểm cá trú ẩn. Bắt hết nơi này anh bơi xuôi dòng nước chuyển qua nơi khác. "Trước đây mỗi lần lặn bắt cá to bằng cổ tay, nhưng nay không còn nhiều, chỉ thường gặp cá to bằng ngón chân cái", anh nói.

Một kg cá niên bán tết có giá trên 400.000 đồng. Ảnh: Đắc Thành.

Một kg cá niên bán Tết giá trên 400.000 đồng. Ảnh: Đắc Thành.

Nghề lặn bắt cá cho anh Hải nguồn thu nhập khá, tuy nhiên luôn đối diện với nguy hiểm. Có lúc đang lặn thì bất ngờ gốc cây trôi qua đâm trúng hay gặp những hố nước xoáy rất khó thoát ra.

"Cách đây gần một năm, một người lặn bắt cá gặp vùng nước xoáy và tử vong, do không biết thoát ra ngoài", anh Hải kể và chia sẻ nếu gặp dòng xoáy thì lặn theo vòng nước chảy để nổi lên, lặn theo hướng thẳng đứng sẽ bị cuốn xuống.

Đến 20h, anh Hải kết thúc công việc trở về nhà, thành quả là hơn 3 kg cá niên cho vào túi bóng để trong tủ lạnh bảo quản. "Ngày ít bắt được 2 kg, ngày nhiều bắt 5 kg. Giá bán ngày thường 280.000 đồng; tháng cận Tết hơn 400.000 đồng một kg", anh nói.

Cá niên còn gọi là cá sỉnh cao hay cá mát có danh pháp khoa học Onychostoma gerlachi. Ở Việt Nam, loài cá này sinh trưởng tự nhiên trên khắp các sông suối thuộc vùng núi. Bề ngoài cá niên trông giống cá chép nhưng thân mình thon thả, phần vảy cá màu ánh bạc, vây pha chút màu vàng nhạt, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cá đắt, nhưng hiện chưa nhân giống và nuôi được.

Mỹ điều trị bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán bằng robot

Bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán đầu tiên của Mỹ là người đàn ông 30 tuổi. Người này được chuyển đến bệnh viện của tiểu bang Washington sau chuyến đi đến Trung Quốc. Các bác sĩ đã dùng robot để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Đây là một trong nhiều cách để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Mỹ thông tin về trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán đầu tiên. Ảnh: Carla K Johnson.

Mỹ thông tin về trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán đầu tiên. Ảnh: Carla K Johnson.

Bác sĩ George Diaz, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Vùng Providence Everett, nói với Guardian rằng bệnh nhân đang trong tình trạng ổn định, nhưng không đưa ra thời gian chính thức về việc người này có thể xuất viện.

Diaz cho biết anh đã ngồi bên ngoài cửa sổ phòng của bệnh nhân để vận hành robot. Bệnh nhân cũng được thoải mái di chuyển trong phòng bệnh đặc biệt được cánh ly. Theo Diaz, đây là lần đầu tiên trung tâm y tế Everett tiếp nhận một bệnh nhân mang mầm bệnh đặc biệt. Bệnh viện và nhân viên Trung tâm dịch thuật đã chuẩn bị cho khả năng này từ năm 2015, khi bệnh viện để đối phó với dịch Ebola ở Tây Phi.

Bệnh viện có hai phòng đặc biệt, nhưng họ đang lên kế hoạch chuẩn bị ít nhất 10 phòng, nếu cần. Từ khi tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên ở tiểu bang Washington, tất cả các cơ sở này đã kích hoạt một công cụ sàng lọc virus và phòng bệnh đặc biệt.

Khương Nha (theo The Guardian )

Tục đón năm mới trên thế giới

Trang Hostel World liệt kê 8 truyền thống đón giao thừa được đánh giá là "kỳ lạ" nhất thế giới.

Tây Ban Nha

Vào giao thừa, người dân Tây Ban Nha thường có truyền thống ăn nho mừng năm mới. Khi tiếng chuông nhà thờ đồng loạt điểm 12 tiếng báo hiệu năm mới đến, người dân sẽ vội vàng nhai 12 quả nho. Mỗi quả nho phải ăn hết sau một tiếng chuông. Người dân tin rằng nếu sau 12 tiếng chuông, ai chưa ăn hết 12 quả nho sẽ có một năm xui xẻo và ngược lại.

Nhiều người thắc mắc tại sao người Tây Ban Nha lại ăn nho, thay vì loại quả khác. Phương án thuyết phục đuọc nhiều người nhất vì nho nhỏ, nên mọi người có thể kịp ăn hết một quả trong khoảng thời gian đồng hồ điểm một tiếng. Ảnh: Expatica.

Nhiều người thắc mắc tại sao người Tây Ban Nha lại ăn nho, thay vì loại quả khác. Phương án thuyết phục đuọc nhiều người nhất vì nho nhỏ, nên mọi người có thể kịp ăn hết một quả trong khoảng thời gian đồng hồ điểm một tiếng. Ảnh: Expatica.

Scotland

Với người dân Scotland, họ tin rằng may mắn của bản thân sẽ do người khác đem lại trong năm mới. Do đó, trong đêm giao thừa, mọi người sẽ tới nhà nhau kèm theo rượu, bánh mì nho khô và một mẩu than củi đen. Người xông đất sẽ là những chàng trai trẻ. Họ tin rằng nếu làm thế, cả năm sẽ gặp nhiều may mắn.

Czech

Người dân Czech có truyền thống cắt táo trong đêm giao thừa. Quả táo sẽ được bổ ngang, và nếu lõi của nó hình sao 5 cánh, người bổ sẽ có một năm may mắn, giàu có, mạnh khỏe. Nếu lõi của quả táo hình chữ thập, người dân sẽ coi đó là vận rủi. Truyền thống cắt táo cũng được người dân thực hiện vào đêm Giáng sinh.

Hy Lạp

Vào đêm giao thừa, người dân thường có thói quen chơi bài hoặc xúc xắc. Họ hy vọng rằng hạnh phúc, may mắn trong năm mới sẽ đến với những người chiến thắng.

Italy

Người Italy có truyền thống mặc đồ lót đỏ - tượng trưng cho sự may mắn trong đêm giao thừa và năm mới. Do đó, sau dịp Giáng sinh, đồ lót đỏ được bày bán với số lượng lớn ở khắp đất nước, phục vụ nhu cầu mua sắm của Trung tâm dịch thuật người dân.

Argentina

Người dân Buenos Aires có một cách chào đón năm mới khác lạ: vào ngày cuối cùng của năm cũ, họ sẽ xé những giấy tờ, tài liệu không dùng đến. Điều này tượng trưng cho việc để lại quá khứ sau lưng. Vào giữa trưa, mọi người sẽ ném những mẩu giấy vụn đó từ trên cửa sổ xuống, khắp thành phố như được bao trùm trong một cơn mưa hoa giấy.

Brazil

Cũng có truyền thống mặc đồ lót trong ngày đầu năm, nhưng người dân Brazil lại chọn màu trắng - tượng trưng cho sự ngây thơ, thuần khiết, trong sáng. Ở một số khu vực, người dân cũng đặt nến trên cát dọc bãi biển. Họ tin rằng điều này sẽ mang đến tiền bạc, hòa bình và tình yêu trong tương lai.

Nhật Bản

Theo truyền thống, người Nhật thường có thói quen ăn bánh mochi trong năm mới với mong ước trường thọ, hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, từng có nhiều người Nhật đã chết vì bị nghẹn khi ăn loại bánh này.

Anh Minh (Theo Hostel World )

Niềm vui không thuê được giúp việc Tết

Suốt tuần qua, chị Nguyễn Thị Hồng Hoa, 35 tuổi, ở Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm "tấn công" khắp các hội, nhóm trên mạng xã hội tìm người giúp việc, nhưng không được. "Mẹ tôi khó tính, người giúp việc nào cũng chỉ được một hai bữa là cho nghỉ. Mãi tôi mới tìm được người ưng ý, hứa ở Tết. Đột nhiên, cô ấy bảo con gái ở xa về, nên 29 sẽ về quê", chị kể. Bà Minh, 72 tuổi (mẹ Hoa), đang bó bột tay phải, có ba con gái, đều ở riêng sau khi lập gia đình.

Không thuê được người, chị gái Hoa mở cuộc họp, phân công trực Tết nhà ngoại. Ngày 30 Tết, em gái Hoa sẽ về nhà mẹ làm cỗ, cúng giao thừa và ở cùng bà đến trưa ngày mùng một. Chiều cùng ngày, cô chị cả sẽ đến lo cơm nước, thắp hương, ở hết mùng hai. Sáng mùng ba, vợ chồng Hoa cùng hai con nhỏ từ quê nội ở Nam Định, về nhà mẹ làm cơm hóa vàng.

Khi chị em Hoa thông báo kế hoạch, bà Minh cười nói: "Thế là sau chục năm, giao thừa này mẹ không phải ở một mình". Nhìn bà lúi cúi chuẩn bị từng bao lì xì các cháu đêm giao thừa và phấn khởi ra mặt, ba cô con gái vừa áy náy, vừa thương bà.

Ba chị em đều làm ở Hà Nội, nên thường xuyên sang nhà mẹ. Những Tết trước, gia đình nhà chị và em Hoa về vào sáng mùng một, làm cỗ. Sau đó, họ đi du lịch còn Hoa phải mùng 4 mới lên chúc Tết mẹ.

"Chúng tôi quên mất việc giao thừa mẹ phải ở một mình hoặc lủi thủi với người giúp việc, trong khi đó là ngày đoàn viên", giọng Hoa xúc động. Ba cô con gái tính từ năm nay, có giúp việc hay không, thời gian eo hẹp thế nào, vẫn chia nhau về đón giao thừa với mẹ.

Giá dịch vụ giúp việc từ 120 nghìn đồng/giờ - 150 nghìn đồng/giờ, khiến nhiều gia đình căng thẳng vì không thuê được người. Ảnh: Phạm Nga.

Giá thuê giúp việc ngày Tết tăng gấp đôi, gấp 3 ngày thường do nhu cầu tăng cao. Ảnh: Phạm Nga.

Gia đình chị Nguyễn Thị Trinh, 29 tuổi, ở Đê La Thành, Đống Đa hai năm nay cũng phải phân công nhau làm việc nhà do bà Hồng, mẹ Trinh không tuyển được người giúp việc.

"Nhà 5 tầng, nên lau dọn rất mệt. Người giúp việc mẹ tôi ưng thì lại không muốn leo tầng", Trung tâm dịch thuật chị Trinh nói. Gia đình bốn người sẽ tự dọn dẹp phòng riêng của mình. Khu sinh hoạt chung chia theo đầu người. "Lúc đầu tôi cảm thấy rất khó chịu vì có mấy ngày nghỉ lại phải dọn dẹp. Nhìn 'bãi chiến trường' mà tôi phát sợ", chị Trinh than phiền.

Nhưng khi làm việc nhà, Trinh thấy gần gũi với bố mẹ và anh trai. Nhà ít người, ai cũng bận rộn, nên gia đình cô hiếm khi có bữa cơm chung. Cả tuần Trinh chỉ nói chuyện với bố mẹ vài lần, vì cứ về nhà lại lên phòng riêng. Bao năm qua, Tết chỉ khác ngày thường là được nghỉ dài hơi.

"Không có giúp việc, ngày 30 Tết không khí khẩn trương, mọi người chạy tới chạy lui dọn dẹp. Bao năm qua, tổ ấm bị bỏ quên, nay được vun vén lại", cô kể. Tự tay lau từng bậc cầu thang, từng bức tượng trong phòng khách, lật lại những cuốn album cũ của gia đình, cô thấy gắn kết với nơi mình đang sống hơn.

Ngày 25 Tết năm ngoái, đang bận bịu với công việc cuối năm, đột nhiên, người phụ trách chăm con cho chị Bùi Thị Bích Phương, 36 tuổi, quận Tây Hồ đột ngột xin nghỉ việc. Lên mạng tìm người, chị Phương "phát khùng" vì đòi hỏi của các ứng cử viên.

"Chỉ làm có hơn chục ngày, mà họ yêu cầu lương 800 nghìn đồng mỗi ngày, kèm thưởng. Người không đòi thưởng thì hét lương một triệu đồng một ngày", Phương bức xúc.

"Lúc tôi nấu ăn, rửa bát thì chồng chơi với con. Thay vì đi thể dục mỗi sáng, anh lau nhà, lấy quần áo trong máy giặt ra phơi giúp tôi. Lâu nay cứ nghĩ chồng vô tâm, nhưng giờ thì tôi biết, anh ít có cơ hội thể hiện", chị nói.

Ngày giáp Tết, chị phải nhờ mẹ đẻ lên chăm sóc hai con. Nghĩ đến cảnh cửa nhà bừa bộn, sắm sửa cỗ bàn, cơm nước cho hai đứa con mới 2 tuổi và 5 tuổi, chị phát hoảng. Thay vì mua từng món đồ, Phương lên mạng mua online, dành thời gian dọn dẹp. Chồng chị lâu nay không bận tâm đến việc nhà, thấy vợ vất vả, cũng xắn tay hỗ trợ. Không khí gia đình vì thế cũng bất ngờ trở nên ấm áp, vui vẻ thực sự - điều mà lâu nay mọi người gần như quên mất vì sự hối hả của công việc.

Có ba con, 7 tuổi, 4 tuổi và 2 tuổi, chồng bận rộn với vai trò giám đốc doanh nghiệp hơn 200 nhân viên, nhưng chị Diệu Hương, sống ở phố Trần Duy Hưng, Cầu Giấy , chưa từng thuê giúp việc. Trước đây, là chủ một cửa hàng văn phòng phẩm, nhưng có con thứ ba, chị nghỉ việc tạm thời.

Chị Hương là người nấu nướng những món ăn ngon, còn chồng chị sẽ tắm, hướng dẫn các con ăn, sau đó rửa bát, lau nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Hương là người nấu nướng những món ăn ngon, còn chồng chị sẽ tắm, hướng dẫn các con ăn, sau đó rửa bát, lau nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Tôi muốn tự tay chăm sóc các con, vun vén cho ngôi nhà của gia đình mình. Hơn nữa, vợ chồng tôi xác định, cùng nhau làm việc nhà sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình, rèn cho các con tính tự lập", Hương nói.

Hàng ngày, nếu không gặp gỡ đối tác, anh Linh, chồng chị thường về nhà trước 7 giờ tối, tắm cho ba cậu con trai. Chị Hương nấu ăn, chồng sẽ rửa bát, phơi đồ. Các con của họ cũng tự cất đồ chơi sau khi chơi xong. Cậu con trai lớn đã biết giúp mẹ làm rau, gấp quần áo, hướng dẫn các em chơi.

"Chúng tôi không đợi đến hết năm mới dọn nhà, mà luôn giữ sạch sẽ. Vì vậy, những ngày giáp Tết, vệ sinh nhà cửa, chưa bao giờ khiến tôi vất vả", chị vui vẻ nói.

Phạm Nga

Làm gì để ngừa viêm phổi Vũ Hán?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết virus corona suy yếu khi nhiệt độ trên 20 độ C, nhất là trên 25 độ và điều kiện độ ẩm cao. Nếu độ ẩm cao, thông khí tốt sẽ hạn chế được lây lan.

Theo bác sĩ Khanh, khẩu trang phẫu thuật 3 lớp sẽ giúp ngăn được chất tiết có chứa virus. Theo kinh nghiệm chống đại dịch SARS tại Việt Nam và kinh nghiệm từ các cơ sở y tế ở Hàn Quốc, đóng cửa kín và để nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ dễ khiến virus lây lan nhanh. Người dân nên mở cửa nhà, giữ nhà cửa thông thoáng, nhiệt độ phòng trên 25 độ để ngăn ngừa dịch bệnh tấn công.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, khuyên người dân cần tuân thủ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, mang khẩu trang và tự cách ly khi có biểu hiện hô hấp... Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Bác sĩ khuyến cáo những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Bệnh viện Chợ Rẫy cách ly hai bệnh nhân từ Vũ Hán, Trung Quốc dương tính với virus nCoV

Bệnh viện Chợ Rẫy khu cách ly hai bệnh nhân từ Vũ Hán dương tính với virus nCoV. Ảnh: D.T

Bộ Y tế Việt Nam sáng 24/1 đã công bố hai số điện thoại "nóng" thông tin bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV 0989671115, 0963851919. Bộ khuyến cáo người dân liên hệ đến Cục Y tế dự phòng hoặc cơ quan y tế gần nhất, nếu nghi ngờ viêm phổi hoặc bị viêm phổi.

Theo Hướng dẫn tạm thời giám sát và chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona nCoV của Bộ Y tế, người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, kính mắt, gắng tay, mũ áo... rửa tay với xà phòng sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân.

Những người tiếp xúc gần người bệnh cần phải giám sát. Cụ thể là những người làm việc trong khoảng cách gần, hoặc cùng phòng làm việc với người bệnh; người ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế (2 mét) trên cùng một chuyến xe, toa tàu, máy bay. Người sống trong cùng một gia đình với trường hợp xác định bệnh.

Đối với gia đình, cần phải vệ sinh thông khí, thông thoáng nhà ở, lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng chất tẩy rửa như xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn. Đặc biệt, các chất tiết đờm hô hấp của bệnh Trung tâm dịch thuật nhân phải được xử lý triệt để bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 1,25 Clo hoạt tính...

Bệnh viêm phổi cấp tính khởi phát ở Vũ Hán ngày 31/12/2019 với 41 người nhập viện, sau đó lan nhanh nhiều thành phố khác và xuất hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Nguyên nhân gây bệnh là chủng virus thuộc họ Corona chưa từng được biết đến, được đặt tên là nCoV, gây bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp. Đến ngày 23/1, hơn 640 người Trung Quốc bị viêm phổi cấp, 17 người chết, 3 thành phố trong đó có Vũ Hán bị phong tỏa nội bất xuất ngoại bất nhập.

Tối 23/1, Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận 2 bệnh nhân người Vũ Hán, Trung Quốc dương tính với virus nCoV đang điều trị, là trường hợp đầu tiên viêm phổi ghi nhận tại Việt Nam.

Lê Phương

Nhân viên y tế Vũ Hán nhiễm bệnh nhiều hơn báo cáo

Bệnh viêm phổi cấp được báo cáo lần đầu tiên vào ngày 31/12/2019, cách đây chưa đầy 4 tuần. Phần lớn thời gian, nhân viên y tế tại các bệnh viện ở Vũ Hán phải điều trị cho bệnh nhân mà không rõ nguyên nhân bệnh và virus nCoV chưa từng biết đến này lây truyền từ người sang người.

Yuen Kwok-yung, bác sĩ và chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong cho biết, một bệnh nhân được coi là "nguồn siêu lây nhiễm" đã truyền bệnh cho 14 bác sĩ.

Hiện, có ít nhất một tòa ký túc xá tại bệnh viện được sử dụng để cách ly các nhân viên y tế. Số y bác sĩ dương tính với virus corona chủng nCoV khả năng cao đã vượt qua 15.

"Nhiều người không được thông báo về nguy cơ lây truyền từ người sang người. Chúng tôi thậm chí không có đủ đồ bảo hộ, bộ dụng cụ kiểm tra và các vật tư khác", một bác sĩ cho biết.

Lo lắng việc các đồng nghiệp bị nhiễm bệnh, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục làm việc.

Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc ngày 21/1 xác nhận có 5 nhân viên y tế từ thành phố Hoàng Cương gần đó đã mắc bệnh.

Nhân viên y tế Vũ Hán đưa bệnh nhân vào khu cách ly. Ảnh: Reuters

Nhân viên y tế Vũ Hán đưa bệnh nhân vào khu cách ly. Ảnh: Reuters.

Tới trưa 24/1, Trung Quốc đã phong tỏa 10 thành phố bao gồm Vũ Hán, Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Tiên Đào, Tiềm Giang, Chi Giang, Lợi Xuyên, Ân Thi và Hàm Ninh, nơi cư trú của hơn 23 triệu người. Đây được coi là nỗ lực chưa từng có của Trung Quốc để ngăn chặn dịch viêm phổi lây lan rộng.

Virus nCoV đã gây bệnh cho hơn 840 người, 26 ca tử vong trong và ngoài thành phố Vũ Hán.

Tác nhân gây bệnh dường như ít liên quan đến độc tính của hội chứng hoặc chủng virus gây ra bệnh SARS vào năm 2002.

Tỷ lệ lây nhiễm tăng nhanh chỉ trong hai tuần. Các bác sĩ cho biết 14 bệnh viện của thành phố được chỉ định xử lý virus có nguy cơ bị quá tải, nhiều nhân viên y tế kiệt sức.

Bác sĩ Vương Quang Phát, Trưởng khoa Hô hấp tại Đệ Nhất Y viện, Đại học Bắc Kinh, được xác định mắc viêm phổi do nCoV. Ông chính là người trước đó đưa ra tuyên bố "căn bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát". Bác sĩ Vương cũng là người đã giám sát công tác phòng ngừa dịch SARS vào năm 2003.

Một bác sĩ tại Vũ Hán cho hay đưa các người nhiễm virus vào bệnh viện cùng với các bệnh nhân khác là nguyên nhân lớn dẫn tới lây chéo, ảnh hưởng tới cả các nhân viên y tế.

WHO hiện chưa ban bố tình trạng khẩn cấp. Sau cuộc họp vào ngày 23/1, cơ quan cho rằng, đây là tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc, nhưng chưa phải mối lo ngại toàn cầu.

Virus Trung tâm dịch thuật hầu hết ảnh hưởng đến người già và những người có tiền sử bệnh tật.

Chính phủ Hàn Quốc sáng 24/1 đã xác nhận trường hợp viêm phổi thứ hai. Cùng ngày, Nhật Bản ghi nhận thêm một người dương tính với virus. Tổng số ca bệnh bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc hiện 12, xuất hiện tại Thái Lan (4 ca), Nhật Bản (2), Hàn Quốc (2), Việt Nam (2), Singapore và Mỹ đều một bệnh nhân.

Bộ Y tế Việt Nam đã công bố hai số điện thoại "nóng" thông tin bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV 0989671115, 0963851919. Bộ khuyến cáo người dân liên hệ đến Cục Y tế dự phòng hoặc cơ quan y tế gần nhất, nếu nghi ngờ viêm phổi hoặc bị viêm phổi.

Thục Linh (Theo SCMP )

Thịt heo tăng giá trở lại ngày 30 Tết

Sáng 30 tháng Chạp, các quầy hàng thịt heo tươi sống tại chợ Hà Nội nườm nượp khách mua. Giá thịt bán vào ngày này đã tăng thêm 10.000-20.000 đồng mỗi kg tuỳ loại so với cách đó 2 ngày, nhưng theo các tiểu thương, hàng bán nhanh và chạy hơn.

Tới gần 9h, quầy thịt của anh Hoàng tại chợ Hà Đông (Hà Nội) đã vơi một nửa. Anh cho biết, giá thịt heo tăng vào ngày 23 tháng Chạp, sau đó giảm đôi chút và bắt đầu đắt lên cách đây 3 ngày. Giá thịt tăng nhưng sức mua không giảm vì nhu cầu tiêu dùng những ngày Tết.

"Thịt đắt vài giá nhưng vẫn đông người mua, buôn bán cũng dễ chịu hơn đợt trước", anh chia sẻ.

Mỗi kg sườn thăn heo loại ngon giá 200.000 đồng; tai heo 170.000 đồng, nạc thăn 160.000-70.000 đồng, thịt ba chỉ 160.000 đồng... So với cách đây một tuần, mỗi kg thịt heo đắt thêm 10.000-20.000 đồng một kg, riêng sườn heo tăng 30.000-40.000 đồng. Mức giá này tương đương cuối tháng 12/2019, và cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 45.000-60.000 đồng một kg.

Quầy thịt heo sáng 30 Tết tại một chợ ở Hà Nội. Ảnh : Anh Minh

Một quầy thịt heo sáng 30 Tết tại Hà Đông (Hà Nội). Ảnh : Anh Minh.

Đại diện Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), giá thịt lợn heo ở thị trường trong nước bắt đầu tăng trở lại từ ngày 28 tháng Chạp, tăng 5-10% so với trước, do mặt bằng giá trước Tết đã ở mức cao. "Việc thịt heo tăng giá trở lại do quy luật thị trường khi nhu cầu mua Trung tâm dịch thuật sắm tăng mạnh, không có hiện tượng tăng giá đột biến, lợi dụng khan hiếm hàng giả tạo để thu lợi bất chính", Vụ thị trường trong nước cho biết.

Trong khi thịt heo tăng giá tại các chợ dân sinh, thì giá bán mặt hàng này lại được bình ổn tại các siêu thị. Tại hệ thống siêu thị Co.op mart, thịt heo CP vẫn giữ giá như hồi đầu tháng 1, cụ thể sườn thăn 196.000 đồng một kg, thịt đùi 154.000 đồng, nạc vai 170.000 đồng...

Ngoài ra, một số nhà cung cấp khác còn đưa ra chương trình khuyến mãi đến hết ngày 30 Tết, như thịt Meat Deli giảm 10% so với bảng giá niêm yết.

Thịt heo tăng giá cũng đẩy giá các mặt hàng thực phẩm chế biến đắt theo. Giá giò lụa loại ngon dao động 250.000-300.000 đồng một kg nhưng đều được các nhà hàng báo "cháy" hàng. Giò lụa loại thường 190.000-220.000 đồng một kg. Giò bò 280.000-300.000 đòng một kg. Bánh chưng dao động 50.000-70.000 đồng một chiếc...

Cùng với giá thịt heo, một số thực phẩm tươi sống khác như thịt bò, thịt gà cũng nhích giá thêm 5-15% vào những ngày giáp Tết Canh Tý. Tại các chợ dân sinh, gà mái giá 120.000 đồng một kg, tăng 20.000 đồng so với ngày thường; còn gà trống 140.000 đồng mỗi kg, tăng 30.000 đồng.

Thịt bò thăn loại 1 giá 300.000-350.000 đồng một kg; nạm bò 275.000 đồng một kg; bắp bò 350.000-380.000 đồng một kg.

Theo các tiểu thương giá thịt heo, thịt bò... còn giữ ở mức cao ngay sau Tết, nhưng sau đó có thể giảm. Bên cạnh đó, việc các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích mở cửa phục vụ người dân tới ngày 30 Tết và mở cửa trở lại phục vụ sau Tết sớm góp phần hạn chế tâm lý mua trữ hàng của người dân. Giá cả hàng hoá nhờ đó được dự báo "không biến động nhiều sau Tết".

Ngoài ra, để bình ổn thị trường thịt heo trong nước, nhà chức trách đã quyết định nhập khẩu thêm 100.000 tấn thịt heo trong quý I.

Anh Minh

Bộ Y tế lo nhiễm chéo viêm phổi Vũ Hán trong bệnh viện

Ngày 24/1 Bộ Y tế họp khẩn về công tác chống bệnh viêm phổi Vũ Hán. Cục Khám chữa bệnh chỉ đạo các bệnh viện phải bố trí khu vực chờ, khu vực khám riêng cho người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV, có biển báo và chỉ dẫn rõ ràng.

Khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, cần tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV ngay tại nơi đón tiếp. Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.

"Người bệnh cấp cứu đến thẳng khoa cấp cứu, thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của cơ sở khám chữa bệnh", hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở điều trị cần tuân thủ phòng ngừa chuẩn như vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn; quản lý chất thải; vệ sinh bề mặt... Các đơn vị phòng ngừa dựa theo đường lây truyền (đường tiếp xúc, đường giọt bắn và đường không khí).

Đơn vị y tế tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh mang khẩu trang, vệ sinh hô hấp. Khuyến khích tất cả người bệnh và người nhà mang khẩu trang khi đến khoa Khám bệnh qua loa đài, hướng dẫn trực tiếp bằng poster, tờ rơi...

Các buồng bệnh nhân phải tăng cường vệ sinh sàn bằng hóa chất khử khuẩn. Bảo đảm các phòng khám, phòng lưu người bệnh nhiễm nCoV được thông khí tốt.

Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngày 23/1. Ảnh: Nguyễn Chi.

Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngày 23/1. Ảnh: Nguyễn Chi .

Các khoa thu nhận, điều trị người nhiễm nCoV, cần có biển cảnh báo tại khu vực cách ly. Hạn chế tối đa người ra vào khu vực cách ly. Tuân thủ phòng ngừa chuẩn. Áp dụng cách ly phòng ngừa theo cả 3 đường lây, đặc biệt lưu ý phòng ngừa cách ly lây truyền theo đường tiếp xúc và giọt bắn. Áp dụng phòng ngừa cách ly lây truyền qua đường không khí khi có các thủ thuật có thể tạo ra hạt khí dung. Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.

Tại đây, bố trí kíp nhân viên y tế riêng để điều trị và chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV. Kíp nhân viên y tế này không tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh khác nhằm phòng ngừa lây nhiễm.

Bảo đảm thông khí buồng bệnh tối thiểu 3 lần một ngày. Áp dụng triệt để gói biện pháp phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy, nếu người bệnh có đặt nội khí quản và Trung tâm dịch thuật gói giải pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết bệnh viện.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo hạn chế di chuyển người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV ra khỏi khu vực cách ly. Nếu cần vận chuyển, bố trí đường vận chuyển riêng, ít người lưu thông. Người bệnh và người nhà mang khẩu trang y tế, đặc biệt khi vận chuyển người bệnh ra ngoài khu vực cách ly.

Ngoài ra, dụng cụ sau khi sử dụng được thu gom, vận chuyển kín và xử lý tập trung tại Trung tâm Khử khuẩn - Tiệt khuẩn. Đồ vải sau khi sử dụng được thu gom, vận chuyển kín và xử lý tập trung tại nhà giặt. Tất cả chất thải rắn phát sinh trong khu vực cách ly được quản lý, xử lý như chất thải y tế nguy hại. Tăng cường vệ sinh sàn, bề mặt buồng bệnh bằng hóa chất khử khuẩn theo quy định.

Để phòng ngừa cho nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách đến thăm, Bộ Y tế khuyến cáo hạn chế tối đa nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách thăm vào buồng cáchly. Người vào buồng cách ly phải tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về dự phòng khi vào khu vực cách ly.

Bệnh dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới (nCoV) đang diễn biến phức tạp. Sáng 24/1, giới chức Trung Quốc thông báo số ca tử vong do viêm phổi virus nCoV đã tăng lên 25 , tăng 8 người so một ngày trước. TRung Quốc phong tỏa thêm 7 thành phố , nâng số thành phố bị phong tỏa lên 10, nỗ lực ngăn chặn dịch viêm phổi.

Sau cuộc họp ngày 23/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định chưa tuyên bố bệnh viêm phổi do chủng virus nCoV ở Vũ Hán là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC)

Các chuyên gia cho rằng, chủng virus corona nCoV ảnh hưởng nhiều nhất đến người cao tuổi và có tiền sử bệnh tật. Gần một nửa số bệnh nhân viêm phổi tử vong tại Vũ Hán có độ tuổi từ 80 trở lên, hầu hết có vấn đề sức khỏe từ trước.

Bệnh viện Chợ Rẫy đã xác nhận 2 ca bệnh dương tính với virus nCoV là ông Li Ding, sinh năm 1954 và con trai Li Zichao, sinh năm 1992. Hai cha con người Trung Quốc đã lây bệnh viêm phổi cấp cho nhau, do người cha từ Vũ Hán sang Việt Nam.

Bộ Y tế Việt Nam sáng 24/1 đã công bố hai số điện thoại "nóng" thông tin bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV 0989671115, 0963851919. Bộ khuyến cáo người dân liên hệ đến Cục Y tế dự phòng hoặc cơ quan y tế gần nhất, nếu nghi ngờ viêm phổi hoặc bị viêm phổi.

Lê Nga

Hai người viêm phổi Vũ Hán cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tối 23/1, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận 2 bệnh nhân dương tính với virus nCoV là ông Li Ding sinh năm 1954 và con trai Li Zichao, sinh năm 1992. Hai cha con đã lây bệnh viêm phổi cấp cho nhau. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có mặt khẩn cấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong đêm để chỉ đạo phòng chống bệnh lây lan.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh Nhiệt đới, cho biết ông Li Ding từ thành phố Vũ Hán (nơi khởi phát viêm phổi do nCoV) đến Hà Nội ngày 13/1, sau đó di chuyển vào Nha Trang. Người con của ông ở Long An từ 4 tháng trước, ra Nha Trang gặp bố, sau đó tiếp tục cùng đi TP HCM và Long An. Đến ngày 17/1 bố bắt đầu sốt và ngày 20/1 con có các triệu chứng tương tự. Hai cha con được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy tối 22/1.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn mặc đồ bảo hộ vào phòng cách ly thăm 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy tối 23/1. Ảnh: Đ.H

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn mặc đồ bảo hộ chuẩn bị vào phòng cách ly thăm 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy tối 23/1. Ảnh: Đ.H.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết trường hợp hai bố con bệnh nhân là bằng chứng xác thực về việc virus nCoV có thể lây từ người sang người.

"Đây là vấn đề lây nhiễm rất nghiêm trọng", Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, hiện Trung tâm dịch thuật tình trạng 2 bệnh nhân ổn định, hạ sốt, ăn uống được.

Hai bệnh nhân đã di chuyển qua nhiều địa phương, bằng nhiều phương tiện máy bay, tàu hỏa, taxi, tiếp xúc với nhiều người nên khả năng lây lan bệnh rất có thể xảy ra.

Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện quy trình cách ly phòng chống dịch toàn viện. Tất cả trường hợp sốt nghi ngờ có liên quan đến virus nCoV tại khoa Khám bệnh và Cấp cứu đều phải lấy bệnh phẩm xét nghiệm.

Đại diện Viện Pasteur TP HCM cho biết kết quả xét nghiệm thường có sau 4-6 giờ, nên cần phải mở rộng diện tầm soát, không để dịch bệnh lây lan.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm phổi

Bộ Y tế đã có Hướng dẫn tạm thời giám sát và chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona nCoV . Theo đó, người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, kính mắt, găng tay, mũ áo... rửa tay với xà phòng sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân.

Những người tiếp xúc gần người bệnh cần phải được giám sát. Cụ thể là những người làm việc trong khoảng cách gần, hoặc cùng phòng làm việc với người bệnh; người ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế (2 mét) trên cùng một chuyến xe, toa tàu, máy bay. Người sống trong cùng một gia đình với trường hợp xác định bệnh.

Đối với gia đình, cần vệ sinh thông khí, thông thoáng nhà ở, lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng chất tẩy rửa như xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn. Đặc biệt, các chất tiết đờm hô hấp của bệnh nhân phải được xử lý triệt để bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 1,25 Clo hoạt tính...

Hai số điện thoại "nóng" được Bộ Y tế công bố để thông tin về bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV 0989671115, 0963851919. Bộ khuyến cáo người dân liên hệ đến Cục Y tế dự phòng hoặc cơ quan y tế gần nhất, nếu nghi ngờ viêm phổi hoặc bị viêm phổi.

Bệnh viêm phổi cấp tính khởi phát ở Vũ Hán ngày 31/12/2019 với 41 người nhập viện, sau đó lan nhanh nhiều thành phố khác và xuất hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Nguyên nhân gây bệnh là chủng virus thuộc họ Corona chưa từng được biết đến, được đặt tên là nCoV, gây bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp. Đến ngày 23/1, hơn 640 người Trung Quốc bị viêm phổi cấp, 17 người chết, 3 thành phố trong đó có Vũ Hán bị phong tỏa nội bất xuất ngoại bất nhập.

Lê Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Trồng đu đủ bonsai bán Tết

Trồng đu đủ bonsai bán Tết - VnExpress
VnExpress
Trung tâm dịch thuật
   

Trồng đu đủ bonsai bán Tết

Tết Canh Tý 2020
TP HCMGần 200 chậu đu đủ bonsai được anh Trần Quốc Toàn mang từ Đăk Lăk về công viên 23/9 bày bán dịp Tết, mỗi chậu có giá 1,5 - 5 triệu đồng.

Minh Nhật

Nhịp sống Thứ sáu, 24/1/2020, 11:00 (GMT+7)

VnExpress

© Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved.

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

VnExpress tuyển dụng Liên hệ: Quảng cáo / Tòa soạn

Đường dây nóng: 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)